0

Nghề đúc gang tại xã Thạnh Phú - huyện Vĩnh Cửu

Mỗi lẫn nhắc tới cái tên xã Thạch Phú - huyện Vĩnh Cửu, người dân Đồng Nai không còn xa lạ bởi nơi đây có một ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tồn tại rất lâu đời, đó là nghề đúc gang. Tuy nhiên cũng như bao ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, nghề đúc gang đang gặp khó khăn để tìm chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.

  •  
    Cứ đến ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm, các nghệ nhân nghề của làng này đều tập trung về nhà thờ tổ của ông Đào Văn Tham để cúng giỗ. Nghề đúc gang tại xã Thạch Phú (trước đây là làng Bình Thạch, tổng Phước Vĩnh Hạ) do ông tổ làng nghề họ Đào truyền lại. Ban đầu ông chỉ có 1 đôi bễ thổi lửa, 1 lò nấu gang, một số khuôn đất sét, nhiên liệu dùng để đốt lò nấu gang là than gỗ. Sản phẩm làm ra gồm lưỡi cày, lưỡi mai, nồi gang, chảo gang…
     
    Lò đúc gang

    Dần dần, công việc sản xuất kinh doanh ngày một tiến triển, có thời kỳ nghề đúc gang lên tới 30 lò ở các làng Bình Thạch, Tân Phong, Bình Thành, Bình Lợi, Bình Ý… Sau ngày 30-4-1975, kỹ thuật sản xuất của lò đúc gang ở các nơi ngày càng tiến bộ. Để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nhiều chủ lò ở đây đã về Sài Gòn để học thêm kỹ thuật. Họ cải tiến, xây dựng lại các lò thổi theo kỹ thuật mới để có thể sản xuất ra được các sản xuất ra được các phụ tùng gang cho các cơ sở công nghiệp.

    Hiện nay, xã Thạch Phú còn 9 cơ sở đúc gang trên 100 năm tuổi, phần lớn là cha truyền con nối và từ bao đời nay được xem là nguồn thu nhập chính của một bộ phận lớn dân cư ở đây. Vốn đầu tư của 9 cơ sở này khoảng 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 200 lao động với thu nhập bình quân từ 1,2 triệu – 1,8 triệu đồng/tháng. Doanh thu hàng năm của ngành nghề đúc gang đều tăng, năm 2005 con số doanh thu là 20 tỷ đồng tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Sản phẩm đúc gang thường là
    nắp ga gang, puli xay lúa, phụ tùng máy ép gạch, máy nổ, máy bơm nước, nhông gang, trục cầu… chủ yếu theo đơn đặt hàng của các xí nghiệp cơ khí máy nông nghiệp như Công ty Vikyno, Công ty Vinappro, công ty Thành Nhân xuất khẩu, công ty công nghệ cao .... mà còn tiêu thụ mạnh ở Chợ lớn – thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của khách hàng sản phẩm này đạt chất lượng.
     
    Lò đúc nắp hố ga

    Ông Lê Văn Út - Chủ nhiệm HTX Cơ khí TM-DV Trọng Nghĩa cho biết: Hiện nay các sản phẩm đúc gang giao theo đơn đặt hàng là các sản phẩm thô, muốn sử dụng được còn phải qua khâu gia công cơ khí hoàn chỉnh thì sản phẩm mới có giá trị sử dụng, giá thành cao, lợi nhuận nhiều. Các sản phẩm đúc gang thô theo đơn đặt hàng từ trước đến nay thường bị ép giá, lãi rất ít. Vì vậy, muốn tồn tại làng nghề phải nghĩ tới việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ thuật theo hướng gia công khép kín.

    Đồng thời phải mở rộng mặt bằng sản xuất, nâng cao tay nghề, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động. Trước hướng đi hội nhập, nhằm bảo tồn duy trì làng nghề đúc gang truyền thống và tạo thuận lợi cho làng nghề phát triển, chính quyền địa phương huyện - xã đã vận động các lò đúc gang tiến hành thành lập Hợp tác xã cơ khí và thương mại dịch vụ Trọng Nghĩa. Do các xã viên hiện nay đều có cơ sở đúc gang tại nhà, Hợp tác xã (HTX) định hướng giữ nguyên hiện trạng thành hệ thống làng nghề đúc gang tạo ra sản phẩm thô cung cấp cho HTX gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh cung ứng cho những đối tác.

    Đến nay, HTX có số lượng là 7 thành viên, với vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. HTX đang chuẩn bị mở rộng mặt bằng, đầu tư thiết bị thêm là máy tiện, máy phu bi, máy khoan, đào tạo thêm thợ kỹ thuật, quản lý… Ông Lê Văn Út cũng cho biết thêm: Thuận lợi hiện nay là mặt hàng truyền thống, lao động có tay nghề đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hợp tác xã cơ khí tổng hợp thành lập sẽ nhận thêm các khâu đúc, tiện sản phẩm hoàn chỉnh, giá bán sẽ khá hơn, lợi nhuận tốt hơn, thu được nhiều đơn đặt hàng hơn, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác xã phát triển. Trong khi các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trên con đường hội nhập, làng nghề đúc gang xã Thạch Phú - huyện Vĩnh Cửu đã tìm điều kiện mới cho chính mình. Sự thay đổi của làng nghề theo hướng làm ăn tập thể đang ngày càng mở ra nhiều triển vọng phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương.

    Hiện nay công ty Thành An đã đưa vào sử dùng lò trung tần với công suất 2.000 tấn/1 năm có thể đáp ứng tất cả các đơn hàng lớn trên cả nước, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ Mr Thuận 0912862256


     
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
0985 128 009