0

Hiện trạng ngành Đúc thế giới

Tình hình sản xuất đúc năm 2002 của các nước thông qua sản lượng (theo tấn). Đối với vật đúc gang thép (hình 1), Trung Quốc tiếp tục đứng đầu thế giới và chiếm 26% tổng sản lượng toàn cầu, tăng 9% so với năm 2001. Kế đến là Mỹ với 16%, giảm 0,5% so với năm 2001.

  • 1. Hiện trạng ngành Đúc nắp hố gang thế giới

    1.1. Tình hình sản xuất


    Hình 1 và 2 thể hiện tình hình sản xuất đúc năm 2002 của các nước thông qua sản lượng (theo tấn). Đối với vật đúc gang thép (hình 1), Trung Quốc tiếp tục đứng đầu thế giới và chiếm 26% tổng sản lượng toàn cầu, tăng 9% so với năm 2001. Kế đến là Mỹ với 16%, giảm 0,5% so với năm 2001.

     

    Hình 1: Sản lượng vật đúc gang thép (theo tấn) tại các nước.


    Theo thống kê sản lượng vật đúc kim loại màu (hình 2), Mỹ đang dẫn đầu trong hầu hết các loại hợp kim, chiếm 26% tổng sản lượng toàn cầu, tăng 2% so với năm 2001. Đứng thứ 2 là Nhật chiếm 13%, trong đó vật đúc hợp kim nhôm chiếm 97% trong tổng sản lượng vật đúc kim loại màu của nước này. Trung Quốc chiếm 11%. Mê-hi-cô có tốc độ tăng nhanh nhất chiếm 6% so với 2,9% của năm 1995.

    Hình 2: Sản lượng vật đúc kim loại màu (theo tấn) tại các nước.


    Khách hàng chính của ngành đúc là công nghiệp ô-tô (chiếm 50% thị phần), kỹ thuật nói chung (30%) và xây dựng (10%). Trong đó, hơn 60% vật đúc gang được dùng trong công nghiệp ô-tô, còn vật đúc thép được dùng chủ yếu trong ngành xây dựng, chế tạo máy và valve công nghiệp.

    Tình hình sản xuất đúc ghi nhận sự nổi lên của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô…

    1.2. Qui mô nhà sản xuất

    Sản xuất đúc ngày càng dùng ít nhân công, xưởng do mức độ tự động hóa tăng. Mối quan hệ giữa qui mô xưởng, năng xuất và nhân công được thể hiện ở hình 3.

    Hình 3: Dữ liệu năng suất sản xuất vật đúc gang thép tại các nước châu Âu.


    1.3. Chí phí và Lợi nhuận

    Ngành đúc chi phí nhiều năng lượng, chủ yếu là khí thiên nhiên và điện. Trong đó, nấu luyện là khâu tiêu tốn nhiều năng lượng nhất khi chiếm 55% tổng năng lượng sử dụng. Kế đến là các khâu làm khuôn và ruột, chiếm 20%.

     

    Hình 4: Chi phí năng lượng của các khâu trong sản xuất đúc.


    Trong thời gian gần đây, ngành đúc tại một số nước phát triển sa sút vì công nghiệp ô-tô đi xuống và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô… Theo đó, giá trị gia tăng của vật đúc được sản xuất tại các nước phát triển giảm. Điển hình là Mỹ, nơi giá trị gia tăng giảm 5,4% trong giai đoạn 2000-2004.

    2. Hiện trạng ngành Đúc Việt Nam

    Qua topic "Hiện trạng ngành Đúc", chúng ta biết được hiện trạng cơ bản ngành Đúc tại Việt Nam. Phân tích hiện trạng giúp thấy rằng doanh nghiệp sản xuất đúc Việt Nam gặp hai vấn đề lớn sau: thiếu mô hình quản lý thiết kế hợp lý thiếu vốn và định hướng đầu tư. Cụ thể:

    1.1. Mô hình quản lý quy trình thiết kế của nhà sản xuất đúc Việt Nam

    Hiện nay, mô hình quản lý thiết kế của nhà sản xuất đúc Việt Nam được tổ chức theo công đoạn. Trong đó, mỗi công đoạn độc lập với nhau, nếu một công đoạn gặp vấn đề thì nhà sản xuất phải mất rất nhiều thời gian (quay lại từ đầu) để hiệu chỉnh thiết kế. Điều này làm tăng thời gian và chi phí thiết kế.

    Hình 5: sơ đồ quản lý thiết kế tại đa số nhà sản xuất đúc Việt Nam.
     

    Một nguyên nhân khác khiến thời gian và chi phí thiết kế cao là quá trình phát triển sản phẩm phải trải qua nhiều lần sản xuất thử. Thông thường, sau khi nhận yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất tiến hành thiết kế đúc theo kinh nghiệm và sản xuất thử. Nếu không thành công, nhà sản xuất sẽ liên hệ với khách hàng để hiệu chỉnh thiết kế. Tuy nhiên, vì đã sản xuất thử nên thời gian chuẩn bị và chi phí sản xuất đã tăng (hình 6).

    Hình 6: Quy trình thiết kế đúc của nhà sản xuất Việt Nam.
    Đường đậm chỉ những công đoạn tốn nhiều chi phí. Khung lớn gồm những công đoạn trong nhà máy đúc.


    Công tác thiết kế không dự toán đúng chi phí sản xuất- cơ sở đưa ra báo giá cho khách hàng. Điều này do tính đa dạng của vật đúc nên mô hình tính toán chi phí sản xuất không giống nhau cho những vật đúc khác nhau. Từ đó, nhà sản xuất có thể đưa ra báo giá không chính xác, đôi lúc gây tổn thất cho chính mình và khách hàng.

    2.2. Thiếu vốn và định hướng đầu tư

    Đa số nhà sản xuất đúc có trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, sản xuất vật đúc trung bình cộng với tỷ lệ phế phẩm cao nên lợi nhuận kinh doanh thấp. Thêm vào đó, chính phủ, công chúng và nhà sản xuất chưa hiểu hết ưu điểm của chi tiết đúc và vai trò của công nghệ đúc đối với nền kinh tế. Kết quả là trong thời gian dài ngành thiếu sự quan tâm và vốn đầu tư để phát triển.

    Gần đây, trong điều kiện có vốn, phần lớn doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ đúc mới, tự động hóa dây chuyền sản suất, thiết bị phân tích - kiểm tra… Hiển nhiên, điều này mang lại những chuyển biến tích cực nhưng chưa thể giúp ngành phát triển lên mức cao hơn vì thiết bị phân tích - kiểm tra không giúp giảm phế phẩm (chỉ giảm lượng hàng bị trả về), công nghệ mới và năng suất tăng chỉ làm tăng thiệt hại nếu thiết kế chưa tốt (theo thống kê, 90% khuyết tật đúc có nguyên nhân từ lỗi thiết kế).

    Mặt khác, vì hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp đi trước chưa đạt yêu cầu nên không tạo ra động lực cho cho các doanh nghiệp cùng ngành.


    3.Tổng kết

    Tình hình sản xuất đúc cho thấy nhu cầu vật đúc của các nước phát triển lớn và dần phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn ghi nhận sự nổi lên của các nước đang phát triển. Điều này cho thấy khuynh hướng chuyển ngành đúc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

    Việc ứng dụng những công nghệ, thiết bị và công cụ cập nhật, hiện đại cùng với đòi hỏi ngày một khắc khe từ khách hàng đã biến vật đúc từ hàng hóa thông dụng thành sản phẩm có giá trị gia tăng.

    Trước tình hình trên, nhà sản xuất Việt Nam có cơ hội phát triển hơn. Để tận dụng cơ hội, nhà sản xuất cần cải thiện trình độ thiết kế và có định hướng đầu tư hợp lý. Qua tìm hiểu hoạt động, xu hướng của ngành trên thế giới và kinh nghiệm làm việc riêng, tác giả nhận thấy Kỹ Thuật Đồng Thời có thể giải quyết được bài toán tăng trình độ thiết kế và định hướng đầu tư cho nhà sản xuất Việt Nam.

Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
Logo đối tác
0985 128 009